Vai trò Chứng_nhiễm_hắc_tố

Một con thỏ thuộc loài Oryctologus cuniculus có lông đen, đây là đột biến nhiễm hắc tố vì loài này trong tự nhiên không có lông đen, tuy nhiên đối với các giống thỏ nhà thì màu lông đen là bình thường do kết quả của việc chọn giốngnhân giống

Chứng hắc tố liên quan đến quá trình thích ứng được gọi là thích nghi. Thông thường nhất, các cá thể tối màu sẽ trở nên mạnh hơn để tồn tại và sinh sản trong môi trường của chúng vì chúng được ngụy trang tốt hơn khi lẫn vào trong bóng tối, được bao phủ bởi màn đêm hoặc ở dưới vùng nước tăm tối. Điều này làm cho một số loài ít dễ thấy hơn đối với động vật ăn thịt, trong khi những loài khác, chẳng hạn như báo đen, sử dụng nó như một lợi thế tìm kiếm con mồi trong một đêm săn.

Thông thường, hội chứng Melanism thích nghi là di truyền: Một alen trội, được biểu hiện hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trong kiểu hình, chịu trách nhiệm cho việc quy định lượng melanin quá mức. Thích nghi hắc tố đã được chứng minh có diễn ra trên nhiều loại động vật, bao gồm cả động vật có vú như sóc, nhiều mèo và họ nhà chó, và rắn san hô. Melanism thích nghi có thể dẫn đến việc tạo ra các hình thái thân thể đen.

Quá trình biến đổi màu nói trên là do kết quả của chọn lọc định hướng làm tăng tần số các cá thể thích nghi theo xu hướng nguỵ trang. Ban đầu nhiều loài bướm có màu sáng, sống ở nơi có màu sáng, thêm vào đó có địa y bao phủ kín ngoài thân cây. Điều này giúp chúng ngụy trang tốt do làm cho các động vật săn mồi (thường là chim sâu) khó phát hiện hơn là màu tối trên nền sáng. Khi cách mạng công nghiệp bùng nổ, lượng than đádầu mỏ bị đốt ngày càng nhiều sinh ra khối lượng bụi than và lưu huỳnh điôxit khổng lồ, không chỉ gây ô nhiễm khí quyển, mà còn làm giảm độ che phủ của địa y (do bị chết), đồng thời bồ hóng làm vỏ cây vùng ô nhiễm bị nhuộm đen.

Do đó, các cá thể màu sáng lại dễ bị phát hiện và bị chim sâu tiêu diệt nhiều hơn hẳn trước đó. Dưới áp lực chọn lọc như thế, các kiểu hình trước đây là có hại lại trở thành có lợi. Từ đó dẫn đến sự gia tăng kiểu gen có khả năng mêlanin hoá và gọi là hoá đen công nghiệp[1], [2] Đến khi ô nhiễm giảm hẳn, thì chọn lọc tự nhiên lại đổi hướng trở lại, do đó kiểu gen có khả năng mêlanin hoá lại bị giảm tần số, còn kiểu gen tạo màu sáng tăng trở lại[3]

Sự biến thể thành sói đen cũng mang lại lợi thế chọn lọc so với những con sói màu lông sáng hơn ở các vùng có rừng rậm. Những con sói màu lông đen khá phổ biến ở các vùng rừng rậm tại Bắc Cực thuộc Canada so với số lượng sói lông đen ở các đài nguyên băng giá với tỷ lệ 62% và 7% trên tổng số quần thể. Việc có lông đen mang lại lợi thế đặc biệt cho những con sói sống trong rừng, Sói đen chiếm số đông trong bầy đàn tại những cánh rừng Bắc Mỹ, trong khi sói trắng lại có số lượng nhiều hơn ở các lãnh nguyên trơ trụi vì chó sói phần lớn dựa vào khả năng ngụy trang để bảo vệ mình hay để gia tăng tỷ lệ đi săn thành công.

Đây là một đột biến không những đã xâm nhập vào quần thể hoang dã mà còn mang lại lợi ích cho chúng. Sự mất đi môi trường sống lãnh nguyên của loài sói còn khuyến khích sự phát triển ngày một lan rộng của gen quy định lông đen. Đột biến mang lại lợi ích cho những con sói vùng rừng rậm và với môi trường lãnh nguyên được dự tính sẽ thu hẹp trong những năm tới đây do hiện tượng mở rộng rừng phương bắc liên quan đến sự nóng lên toàn cầu, màu lông đen có thể giúp sói xám thích nghi với sự thay đổi môi trường.